Trang chủ > Cuộc sống ở Tỉnh Aichi > Chăm sóc Sức khỏe và Y tế / Bảo hiểm > Sự khác nhau giữa bệnh cúm H1N1/09 (bệnh cúm lợn) và bệnh cúm theo mùa

Cuộc sống ở Tỉnh Aichi

Chăm sóc Sức khỏe và Y tế / Bảo hiểm

Sự khác nhau giữa bệnh cúm H1N1/09 (bệnh cúm lợn) và bệnh cúm theo mùa

Cúm là một loại bệnh do các vi-rút cúm gây ra, vi-rút này nhân lên bên trong cơ thể, gây ra các triệu chứng bao gồm sốt và đau họng.

Hầu như ai cũng có thể mắc bệnh cúm vào một lúc nào đó, và bất kỳ người mắc bệnh cúm sẽ có sức đề kháng (miễn dịch) chống lại vi-rút gây bệnh. Đó là lý do tại sao trong quá khứ, có nhiều người miễn dịch với bất cứ bệnh cúm theo mùa đang hoành hành.

Chủng cúm H1N1 phát sinh vào năm 2009 do một loại vi-rút hoàn toàn mới, chưa bao giờ lan truyền trước đây gây ra. Vì thế, người ta nghĩ rằng không ai có sức đề kháng chống lại vi-rút này.

Đặc tính của Chủng Cúm H1N1 Mới

Những triệu chứng chính của chủng cúm H1N1 mới như sau: (Những triệu chứng này gần giống như những triệu chứng của các bệnh cúm theo mùa.)

Những triệu chứng bao gồm sốt đột ngột và ho, đau họng, và mệt mỏi.
Cũng có thể có các triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi, và đau đầu.

Một số người cũng có thể có các triệu chứng về tiêu hóa như buồn nôn hay tiêu chảy. Đây được cho là một trong những khác biệt giữa bệnh cúm H1N1 và bệnh cúm theo mùa.
Hầu hết mọi người chỉ bị bệnh nhẹ vài ngày và sau đó khỏi bệnh.
Tuy nhiên, một vài người có thể bị bệnh nặng, vì vậy cần phải cẩn thận. Đặc biệt, những người mắc bệnh mãn tính như tiểu đường, hen suyễn, cũng như phụ nữ có thai, trẻ em, và người lớn tuổi, có nguy cơ bị bệnh nặng cao hơn những người khác.

Con đường lây truyền bệnh cúm

Để biết cách ngăn chặn bệnh cúm lây lan, mỗi người trước tiên phải biết được bệnh cúm lây truyền giữa người với người như thế nào.

Bệnh cúm chủ yếu lây truyền qua hai con đường.

(1) Lây truyền qua dịch tiết
Bệnh cúm lây truyền do hít phải dịch tiết khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Những người trong vùng bị ảnh hưởng do ho và hắt hơi (lên đến hai mét) có nguy cơ nhiễm bệnh cao.
(2) Lây truyền qua tiếp xúc
Nước bọt hay nước mũi từ người bệnh sẽ lây qua tiếp xúc bàn tay với tay hoặc qua tiếp xúc với các đồ vật như tay nắm cửa và tay vịn trên xe lửa.

Tuy nhiên, vi-rút cúm không thể lây qua tiếp xúc da thông thường. Sự lây nhiễm chỉ xảy ra khi người bệnh chạm vào miệng hoặc niêm mạc mũi hoặc mắt của họ bằng tay. Vì vậy, rửa tay thường xuyên sẽ giảm nguy cơ lây bệnh.

Cách phòng tránh để không mắc bệnh cúm

Một người có thể bị lây bệnh khi hít phải dịch tiết từ người bệnh ở gần khi họ ho hoặc hắt hơi mà không đeo khẩu trang. Vì vậy, một cách cơ bản để phòng tránh bệnh cúm là tránh xa đám đông vào thời gian và ở những nơi mà bệnh cúm đang hoành hành.

Ngoài ra, không có cách nào để đảm bảo không tiếp xúc với vi-rút ở những nơi tập trung nhiều người như siêu thị hay xe lửa, vì thế cần phải rửa tay ngay khi về nhà. Hãy rửa tay thường xuyên trước khi chuẩn bị thức ăn hoặc tham gia vào các hoạt động khác.

Khi rửa tay, hãy rửa kỹ lưỡng ít nhất 15 giây bằng xà phòng, rửa cả cổ tay và giữa các ngón tay. Sau khi rửa tay, hãy lau khô tay bằng khăn sạch.

Đi khám bác sỹ

Không nhất thiết phải đi khám chỉ vì bạn nghĩ mình có thể bị bệnh cúm. Những người có triệu chứng nhẹ có thể tự chữa bệnh ở nhà bằng thuốc mua tại quầy thuốc, không cần phải đến bệnh viện hay khám bác sỹ.

Hiện nay, như một thông lệ, ai bị sốt và các triệu chứng khác của cúm H1N1/09 cũng đi khám ở phòng khám và bệnh viện chính quy, vì thế bất cứ ai nghi ngờ bị nhiễm bệnh cúm H1N1/09 và muốn kiểm tra thì nên đi khám bác sỹ ngay lập tức.

Những người muốn khám bệnh nên đeo khẩu trang để tránh lây bệnh cho người khác.

Phụ nữ mang thai hoặc những người có tiền sử bệnh sẽ có nguy cơ bị bệnh nặng cao hơn, vì thế những đối tượng này nên phát hiện bệnh sớm, và nhanh chóng chữa trị.

Chú ý: Những nhóm người sau đây được cho là có nguy bị bệnh nặng đặc biệt cao nếu nhiễm vi-rút cúm H1N1/09:

Phụ nữ có thai; trẻ sơ sinh; người lớn tuổi; người mắc bệnh hô hấp mãn tính, bệnh tim, rối loạn trao đổi chất như tiểu đường, suy giảm chức năng thận, người bị rối loạn miễn dịch (ví dụ những người đang dùng dược phẩm có steroid toàn thân) được cho là có nguy cơ phát triển thành bệnh nặng cao hơn do sự điều trị và chi phối của những tình trạng này.

Những người đang khỏe mạnh nên đi khám ở bệnh viện hay phòng khám nếu có những triệu chứng sau:

Trẻ em
Thở gấp hoặc khó thở
Nước da không tự nhiên (xám hoặc tái)
Tiêu chảy hoặc nôn liên tục
Mất bình tĩnh; uể oải; phản ứng chậm chạp
Những triệu chứng liên tục ngày càng nặng hơn
Người lớn
Khó thở hoặc hơi thở ngắn
Đau ngực liên tục
Tiêu chảy hoặc nôn liên tục
Sốt kéo dài từ 3 ngày trở lên
Những triệu chứng liên tục ngày càng nặng hơn
Các lưu ý khi điều trị tại nhà

Nếu bạn sống với người bị bệnh thì khó có thể tránh lây bệnh. Tuy nhiên, nên thực hiện những bước sau để tránh lây bệnh:

  • Thường xuyên rửa tay sau khi tiếp xúc với người bệnh.
  • Trẻ em bị bệnh thì cần được chăm sóc, nhưng những người mắc bệnh mãn tính hoặc phụ nữ có thai nên thực hiện những bước kỹ lưỡng hơn để tránh bị bệnh, như ở trong phòng riêng cách xa người bệnh.
  • Nếu người mắc bệnh mãn tính hoặc phụ nữ có thai tiếp xúc với người bệnh, những người này nên hỏi ý kiến bác sỹ gia đình về biện pháp phòng ngừa. Nếu bác sỹ thấy cần thiết thì có thể kê đơn thuốc phòng bệnh.
  • Người bệnh nên đeo khẩu trang thường xuyên. Khẩu trang chỉ mang lại hiệu quả phòng bệnh hạn chế khi người đeo khẩu trang là người chăm sóc cho người bệnh, nhưng đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh mang lại biện pháp bảo vệ chống lây bệnh.
  • Đĩa và quần áo mà người bệnh sử dụng có thể được vệ sinh bằng cách rửa hoặc giặt và sấy thông thường.
Đi ra ngoài sau khi khỏi bệnh

Người bệnh vẫn có nguy cơ truyền bệnh ở một mức độ nào đó ngay cả sau khi hạ sốt. Nói đơn giản là bạn vẫn có thể lây bệnh cho người khác ngay cả sau khi hạ sốt.

Không có cách nào để biết chắc chắn lúc nào một người không còn có nguy cơ truyền bệnh nữa, và điều này rất khác biệt tùy vào từng người. Bạn nên chờ ít nhất hai ngày sau khi hạ sốt trước khi ra ngoài.

Sự an toàn và hiệu quả của vắc-xin

Người ta tin rằng vắc-xin bệnh cúm có hiệu quả phòng ngừa các triệu chứng bệnh, giảm tác động của bệnh cúm, và phòng ngừa tử vong đối với những người bị bệnh cúm sau khi tiêm phòng.

Tuy nhiên, vắc-xin cúm không mang lại sự miễn dịch hoàn hảo, và bạn vẫn có thể nhiễm bệnh cúm sau khi tiêm phòng. Cần phải luôn chú ý để tránh bị nhiễm bệnh.

Thêm vào đó, sự bảo vệ của vắc-xin cúm mang lại sẽ phòng ngừa bệnh nặng và tử vong có thể được xem là một lợi ích xã hội lớn. Mặc dù vậy, trong một số trường hợp hiếm có thể xảy ra phản ứng mạnh (tác dụng phụ) đối với vắc-xin, gây ra những biến chứng nghiêm trọng đối với sức khỏe sau khi tiêm phòng.

Vì thế, chúng tôi muốn tất cả cư dân của Tỉnh Aichi, mỗi cá nhân phải hiểu rõ về lợi ích và rủi ro của vắc-xin cúm, và tự quyết định có nên tiêm phòng hay không.


Đầu trang